- Hiệp vần là làm cho các câu thơ có vần với nhau. Có thể là vần trong một câu, câu sau có vần với câu trước, nhưng cũng có loại hiệp vần cách (cách nhau một vài câu thơ).

- Cách hiệp vần trong thơ lục bát: Cấu trúc của thơ lục bát là gồm một cặp câu trong đó có 1 câu lục (6 chữ) và 1 câu bát (8 chữ). Thơ lục bát được hiệp vần bằng cách: hiệp vần ở tiếng thứ 6 của câu lục với tiếng thứ 6 của câu bát và hiệp vần tiếng thứ 8 của câu bát với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. 

Ví dụ:

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

=> Như vậy, hiệp vần trong thơ lục bát còn được chia thành 2 loại:

+ Vần chân: hiệp vần ở tiếng thứ 6 câu lục và tiếng thứ 8 câu bát.

+ Vần yêu: là vần ở cuối câu lục hiệp với tiếng thứ 6 câu lục tiếp theo.